Thứ năm, 25/02/2010 - 09:28

Mộc mạc chất gốm Phù Lãng

Gốm Phù Lãng luôn mang một mầu trầm ngâm nguyên thủy, luôn như đứng ở một cõi riêng bên ngoài cuộc sống hiện đại, không chỉ kén khách chi, mà còn kén cả người sáng tạo. Chất thô của gốm Phù Lãng chính là vàng ròng với những ai hiểu và yêu nó.

Gốm ra đời trước khi xã hội có giai cấp; gốm bắt nguồn từ nghệ thuật dân gian: tình cảm con người, tình cm nghệ sĩ trực tiếp chuyển vào bn thân của gốm trước tiên qua lao động "nhào nặn", làm cho bản thân của gốm rung cảm, nói lên tiếng nói của nghệ sĩ, của cuộc sống xã hội. Điều đơn giản này không phải dễ phát hiện ngay. Châu Âu vốn tự hào với nền công nghiệp gốm phát triển, khi đồ sứ Trung Quốc và Nhật Bn tràn sang, mới thấy "cần phải học tập không chỉ về kỹ thuật, mà cả về khái niệm đúng đối với hình dáng và lối trang trí tùy thuộc chất liệu này" .

ở Nhật Bản, K. Phu-ki-ni, nhà nghiên cứu gốm lâu năm có một nhận xét đáng lưu ý: "Từ buổi bình minh của muôn vật, đời sống con người không bao giờ tồn tại mà không tự biểu hiện trong một loạt nào đó của tác phẩm đồ gốm" .

Gốm Việt Nam nổi bật những đặc tính truyền thống đó. Gốm Việt Nam không phân biệt giữa gốm "lò quan" và gốm "lò dân" như ở một số nước thời phong kiến, mặc dù có một số gốm làm ra phần nào phục vụ cho vua chúa.

Cho nên, muốn đánh giá nghệ thuật gốm Việt Nam, điều quan trọng là cần đứng chỗ đứng của nghệ thuật dân gian, cần nhìn rõ mối quan hệ giữa gốm và cuộc sống của đông đo quần chúng đưng thời. Không vì thấy thiếu hào nhoáng, thiếu lộng lẫy mà không thấy cái cốt lõi rất quý của gốm Việt Nam, thường mang tính trong sáng, nhuần nhuyễn, bình dị, có khi còn thô sơ như tiếng nói giọng hò quen thuộc trong nhân dân. Chính vì vậy mà tạo cảm giác gần gụi, yêu thương.

Gốm Phù Lãng là một chất gốm như vậy, bởi nó mang sự mộc mạc không cầu kỳ và màu men thô của đất, hoa văn được trang trí nhưng rất ít, chủ yếu là để tự nhiên. Tất cả những công đoạn của quá trình tạo sản phẩm từ khâu nhào đất đến khi đưa vào lò nung cho ra thành phẩm vẫn được làm thủ công. Các sản phẩm khi ra lò có màu men đặc trưng, đanh, rắn chắc và mang được hồn nghệ nhân trong từng sản phẩm đn chiếc.

Vẻ đẹp rất riêng của gốm Phù Lãng mà theo ông Phạm Văn Hoan - nghệ nhân của làng thì chỉ những người dân làng gốm Phù Lãng mới làm được. Niềm tự hào của người dân làng nghề thể hiện ngay trong câu nói “Gốm Phù Lãng lại trở về với Phù Lãng”. Cái hồn và vẻ đẹp mộc mạc giản dị của gốm chỉ có được khi sn phẩm hội tụ các yếu tố đất, yếu tố tâm lý, tính cộng đồng làng xã và bàn tay tài hoa của nghệ nhân. Nhiều người trong làng đã mang nghề làm gốm đi khắp đất nước nhưng rồi lại quay về với làng, bởi xa khỏi vùng đất này, con sông này thì dường như trên mỗi sản phẩm gốm sẽ thiếu đi nét duyên rất riêng của Phù Lãng vậy.

Làng Phù Lãng (Thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh), cách thị xã Bắc Ninh khong 10km và cách sông Lục đầu khong 4km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng từng được dân gian biết đến là một trong ba trung tâm gốm cổ (Bát Tràng, Phù Lãng và Thổ Hà) nổi tiếng ở xứ Kinh Bắc xưa. Nhưng từ lâu Bát Tràng về với địa bàn Hà Nội, những lò gốm Thổ Hà đã tắt lửa, trên đất Bắc Ninh chỉ còn làng gốm cổ truyền Phù Lãng vẫn đang ngày đêm đỏ lửa đầy sức sống.

Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc-Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu Tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung.

Tháng 12/1996, kho sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên đường từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch. Điều đó chứng tỏ điều nhận định trước đây cho rằng nghề gốm Phù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở.

Làng gốm Phù Lãng nằm trọn trên một quả đồi với những con đường sỏi đất quanh co. Mục đích ban đầu của du khách là đến tham quan và tìm mua những sản phẩm gốm đặc trưng của làng nghề, nhưng càng đi vào trong làng du khách gặp bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ngay từ đầu làng, những sản phẩm chủ yếu như chum, vại, chậu cây, lọ hoa, tiểu quách... được bày la liệt khắp trong sân ngoài ngõ. Càng đi sâu vào trong, không khí làm nghề tấp nập hơn, người gánh đất, người nhào nặn, tạo khuôn..., hai bên đường là những khuông củi xếp chồng chất vuông vức dùng để đốt lò nung. Phù Lãng vẫn giữ được nét mộc mạc của làng nghề cổ chưa bị thời gian biến đổi, hiện rõ trên từng bờ tường gạch cũ phủ rêu xanh mịn màng, giếng nước trong veo mát lạnh... Gam màu trầm của đất, của gốm và con người nơi đây mộc mạc, giản dị mà vẫn duyên dáng trong công việc hằng ngày, những giọt mồ hôi long lanh trên nụ cười với khách du lịch đến thăm làng nghề.

I. Đặc trưng nghệ thuật của gốm Phù Lãng

Đặc trưng của gốm Phù Lãng là màu sành nâu tráng men da lưn cùng các họa tiết, hoa văn thường là rồng, phượng, hổ phù, hoa sen, lá đề. Do được làm hoàn toàn thủ công nên sn phẩm của mỗi nhà một khác từ hình dáng cho đến màu men vàng da lươn (vàng nhạt, vàng thẫm, vàng lục, vàng nâu, vàng đỏ...) - và đó là kỹ thuật, là bí quyết của từng hộ, có khi chỉ nhìn vào sản phẩm, những khách quen có thể nhận biết được đó là hàng của nhà nào.

Loại gốm sành nâu của Phù Lãng được phát triển từ loại gốm đất nung với nhiệt độ lò nung được nâng dần từ 600, 700 độ C đến 1.200 độ C. Gốm sành nâu được làm từ đất sét thường. Ở nhiệt độ 1.200 độ C, xương gốm đã chớm chảy, kết dính hạt mịn và rắn chắc, trở thành sành sứ.

Gốm sành nâu xuất hiện từ đầu Công nguyên. Những phát hiện kho cổ học cho thấy: hàng loạt lò nung gốm sành nâu cổ ở Thanh Hoá, Hi Dưng, Bắc Ninh... Tới thế kỷ XIV, XV và những thế kỷ sau, gốm sành nâu bắt đầu nổi tiếng khắp trong nước với các địa danh Hưng Canh (Vĩnh Phúc), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Móng Cái, Đông Triều (Qung Ninh), Việt Hưng (Thái Bình), Bến Ngự (Thanh Hoá), Mường Chanh (Sơn La), Vân Đình, Quế Quyển (Hà Tây), Biên Hoà (Đồng Nai), Lái Thiêu (Bình Dưng), v.v...

Gốm sành nâu: màu đỏ tía, nâu đỏ, nâu thẫm, mận chín, đồng hun hoặc màu chu hồng. Được nung ở nhiệt độ cao, gốm sành nâu có lớp da ngoài đanh mặt, nhẵn bóng. Không phải bất kỳ loại đất sét nào cũng cho sản phẩm gốm sành nâu có chất lượng tốt.

Ở thế kỷ XIV-XV, khi men trên gốm sành xốp hoa nâu và gốm hoa lam phát triển thì một số lò gốm sành nâu có men, trong đó nổi tiếng nhất là gốm Phù Lãng. Có thể phân biệt gốm của ba làng Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng qua xương gốm và bề mặt ngoài sản phẩm.

Gốm Bát Tràng thuộc loại sành trắng, xương gốm trắng mịn, mặt ngoài phủ một lớp men mỏng màu trắng hoặc trắng ngà, dưới men có thể nhìn thấy những hoạ tiết mà lam. Sau này, Bát Tràng sản xuất cả những loại gốm men màu với kỹ thuật tạo tác và thủ pháp trang trí đạt trình độ điêu luyện được khách nước ngoài ưa chuộng. Nhưng cơ bn, gốm ni đây vẫn giữ được những đặc điểm cốt yếu của loại gốm sành trắng (ảnhư xương gốm trắng, mịn, men mỏng, trong, bóng đều, thường có màu nền trắng hoặc trắng ngà).

Gốm Thổ Hà thuộc loại gốm sành nâu, xương gốm màu nâu đỏ hoặc nâu đen. Tuy không phủ men, nhưng do đất gốm được luyện kỹ, rồi nung ở nhiệt độ cao, xưng gốm đã chớm chảy nên khi ra lò, trên bề mặt sản phẩm loại gốm này như được tráng một lớp men nâu mỏng, bóng loáng. Chính lớp men ấy cùng với cốt gốm dày, nặng đã tạo nên vẻ mộc mạc, thô khoẻ của sản phẩm, phù hợp với thẩm mỹ bình dân, lại có chiều kín đáo, sâu sắc.

Về kỹ thuật tạo dáng, tạo khối nung, gốm Phù Lãng không khác nhiều so với gốm Thổ Hà. Nhưng về mặt nghệ thuật, gốm Phù Lãng đã vượt xa gốm Thổ Hà, bởi nó là loại gốm sành nâu đã được tráng một lớp nước men hoàng thổ, huyền thổ có sắc nâu vàng hoặc nâu đen khá dầy, thường gọi là men da lưn. Men của nó không bóng như men gốm sành trắng Bát Tràng, không đều màu mà có chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ rạn men, chỗ co men, rất phù hợp với nét đặc trưng nổi bật của dáng gốm sành nâu nói chung là đầy đặn, chắc khoẻ.

II. Cách chế tác gốm Phù Lãng

Nghề gốm Phù Lãng đã để lại dấu ấn lịch sử ngót 10 thế kỷ (tại khu vực chùa Phù Lãng “Phúc Long Tự” được phát hiện với hàng ngàn mnh gốm cổ có niên đại cách ngày nay 10 thế kỷ). Gốm Phù Lãng với những sản phẩm truyền thống chủ yếu là đồ gia dụng như: chum, vại, âu, vò, lọ, bát, đĩa... với mầu men da lươn óng mượt đã từng có mặt khắp mọi miền của nước ta. Dân trong nước, nhất là vùng nông thôn, rất ưa dùng gốm Phù Lãng bởi tính thực dụng cao và giá rẻ. Từ xưa đến nay, người thợ gốm Phù Lãng làm nghề với bao nỗi truân chuyên vất v: đất phải mua, củi phải mua, hàng phải đẹp và giá phải rẻ.

Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét có mầu hồng nhạt ở làng Thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống), cách xa tới 25 km để mua do đất để làm đồ sành phải có độ dẻo quánh. Hàng ngày, những thuyền đất ở hai địa phương này theo dòng sông Cầu chở về Phù Lãng.

Đất về, người thợ phải cho bạc, trộn lẫn các lần đất, đập thành những viên nhỏ bằng ngón chân cái rồi mới cho ngậm nước, xúc lên thành cối, sau đó xéo tròn, nề đất, chọn sạn, phá, sao cho đến khi đất như miếng giò mới là được. Một miếng đất trước khi chuốt phải nề, xéo tới bảy, tám lần mới thành khoanh cho lên bàn xoay để nắn thành sản phẩm; tức là đất sét phải được luyện dẻo mịn rồi mới tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công.
Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trong thanh nhã và bền đẹp (Nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen... được chế từ chất liệu tự nhiên) trông vừa thanh nhã vừa bền đẹp. Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), và Thổ Hà (Bắc Giang), phưng pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay. Hoạt động xung quanh bàn xoay tay có 3 người (thường là phụ nữ), trong đó một người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay và một người chạy ngoài. Người vần bàn xoay đồng thời làm nhiệm vụ lăn đất thành đòn để chuốt (còn gọi là xe đòn). Người chạy ngoài trông nom đánh dát đất, mang sn phẩm ra phi khi đã chuốt xong. Đối với sản phẩm nhỏ, cần phải có hai người tạo sản phẩm: Một người chuốt và một người vần bàn. Sản phẩm sau khi đã tạo hình xong, để cho se dần, đến khi sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giờ người thợ tiến hành chúng, đấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình đồ vật, rồi lại để cho ráo. Lúc này nếu thấy sản phẩm có vết dạn nứt thì được vá lại bằng đất mịn và nát.

Bước cuối cùng trong khâu hoàn thành sản phẩm là ve, nạo sản phẩm sau khi sản phẩm đã thành "bạc hàng" (chuyển mầu trắng). Ve, nạo xong sản phẩm được tráng một lớp men lên, tạo mầu sắc. Chất liệu làm men tráng gồm có: Tro cây rừng (loại cây mà khi đốt, tàn tro trắng như vôi, như tàn thuốc) hai là vôi sống (vôi tả), ba là sỏi ống nghiền nát, bốn là bùn phù sa trắng. Bốn chất liệu này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định, rồi chế thành một chất lỏng. Khi sn phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài của sn phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phi. Sau khi quét men và phi khô, sn phẩm có mầu trắng đục. Men da lưn của đồ sành muốn có màu vàng óng, chy từng giọt phải dùng tro đốt từ củi rừng cùng với đá son, làm đất sét màu vàng để khô, đập nhỏ rồi cho vào nước gạn qua rây bột. Sản xuất men là cả bí quyết kỹ thuật người thợ thủ công ngày xưa giữ kín.
Sau khi được tráng men và tạo mầu, phi khô, sn phẩm được xếp thành từng chồng và đưa vào lò nung. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian trong lò. Người ta thường nung đồ sành bằng củi vì thế sẽ giữ cho nhiệt lượng trong lò đều. Một lò thường nung được không trên nghìn sản phẩm và phi đun liền trong ba ngày. Những sản phẩm đạt độ chuẩn thường óng vàng màu da lươn hay màu cánh dán và khi gõ có tiếng vang.

III. Môi trường ở Phù Lãng

Từ kết quả khảo cổ học khi khai quật các lò gốm cổ ở Thanh Hoá, Hà nam, Hải Dương và nhiều nơi khác, chúng ta có thể rút ra nhận xét khái quát về cung cách làm ăn của các lò gốm xưa: người sản xuất chỉ cần biết đến thành phẩm, còn phế phẩm thì đổ ngay dưới chân lò. Khi các bãi phế liệu, phế thải đã chất thành đống, cao như núi, ngập khắp làng, không còn chỗ để sản xuất nữa thì dân gốm thì dân gốm lại rời làng sang nơi khác.

Nếu như nguyên liệu để sản xuất gốm là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc di cư của một số dân làm gốm thì phế liệu, phế thải cũng có thể là một nguyên nhân khác nữa khiến cho làng gốm phải di chuyển.

So với các làng gốm cổ, cách làm ăn của các lò gốm ngày nay không tiến bộ hn là bao. ở Bát Tràng, ao chuôm bị lấp hết bởi sành, sứ. Đất thổ canh, thổ cư bị thu hẹp, hiếm nhà có vườn. ở Phù Lãng, một phần những mnh sành vỡ được tận dụng để lấp ao, san nền, phần còn lại thì đổ ri khắp làng, nhìn đâu cũng thấy gốm.

Người sản xuất thường chỉ tính tới lợi nhuận trước mắt mà không nhìn thấy những hậu quả và sự trả giá nằm ở phía sau. Bao bọc quanh làn gốm không chỉ có phế liệu, phế thi mà còn bụi, khói và hơi đốt to ra từ các lò nung gốm, gây ra ô nhiễm cả một khong không gian rộng, ảnh hưởng đến các khu dân cư trong và ngoài làng.

Ở Phù Lãng, nhờ môi trường tự nhiên và khí hậu trong lành của vùng có nhiều sông ngòi, đồi núi, việc sản xuất gốm lại được triển khai trên một mặt bằng rộng thoáng, nơi cuộc sống của người dân nơi đây không bị đe doạ bởi cái ồn ào, ngột ngạt của một khu dân cư chật hẹp, đông đúc như Bát Tràng. Nhưng với các thợ nung gốm thì khác. Do cấu tạo và cách vận hành của lò nung (lò rồng bị coi là quá lạc hậu), tro, bụi, khói và đặc biệt là hơi nóng trong lò đã gây tác hại trực tiếp đến người lao động. Nhiều thợ gốm Phù Lãng cho rằng khói và hơi của các lò nung bằng củi không độc như các lò nung bằng than. Nhận xét của họ không phải không có cơ sở. Nhưng các nhà nghiên cứu môi trường tính: trung bình mỗi tháng, một lò gốm Phù Lãng tiêu thụ hết 100m3 củi. C làng có 29 lò, tính ra một năm, làng gốm đốt hết gần 30.000m3 củi. Vậy mai rừng không còn, hoặc rừng còn không nhiều, mà việc bảo tồn sinh thái không cho phép người dân đốn cây lấy củi thì làng gốm sẽ sống ra sao? Cách đúng đắn là sử dụng chất đốt khác, vừa đm bo chất lượng gốm vừa tránh ô nhiễm môi trường sống ở làng gốm.

Không riêng ở Phù Lãng, hiện nay, chất đốt và những vấn đề xung quanh chất đốt là một vấn đề thời sự trong các làng gốm. Giải quyết vấn đề này chỉ có một phương án được coi là tối ưu - theo xu hướng chung của các nước có nền công nghiệp gốm phát đạt là dùng điện và lò ga để nung gốm.Nhưng giá thành của một chiếc lò tuy nen (loại lò hiện đại nhất hiện nay, đốt bằng ga) quá đắt. Đi kèm với chiếc lò này, người ta cũng phải đâu tư cả một dây chuyền gia công đồng bộ (như máy luyện đất, lọc men, phun men, rót khuôn v..v...). Một làng có nhiều "tỷ phú gốm" như Bát Tràng cũng chỉ có hơn vài chục lò hiện đại đang hoạt động. Thợ gốm Phù Lãng đã tính thử, phải tập trung bao nhiêu gia đình mới có thể mua được một chiếc. Đã thế kèm theo chiếc lò này lại nảy sinh bao vấn đề khác trong phương thức sản xuất và hoạt động nghề nghiệp. Nên đối với làng gốm Phù Lãng, có được một chiếc lò đốt gốm bằng ga còn là một việc khó khăn.

Vài lời cuối

Như nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam, gốm sành Phù Lãng cũng trải qua thăng trầm. Thời trước có thể nói nhiều địa phương của vùng Kinh Bắc đều biết tới và sử dụng những sản phẩm của Phù Lãng. Khi có hàng nhựa, hàng sứ Trung Quốc, đồ sành Phù Lãng thất thế, chỉ còn lại vài mặt hàng không thể thay được là chum vại, tiểu quách. Tuy vậy người dân Phù Lãng vẫn cố duy trì nghề và tìm đường ra cho nó.

Gốm Phù Lãng với những tinh hoa tự có với tình yêu, sự nhọc công vì nghề của những người thợ - những nghệ sĩ đã và chắc chắn khiến gốm Phù Lãng sẽ lại nổi lên, lấy lại được chỗ đứng trong làng gốm Việt Nam cũng như bắt đầu xây dựng được một nét văn hóa dân tộc của gốm Việt Nam với bạn bè thế giới.
Top
Tìm kiếm
Khoảng giá
  -  
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến